1. Phát sinh chi phí
Phần lớn những người chưa có kinh nghiệm mua bán bất động sản, điều họ cảm thấy lo ngại nhất là sẽ phải chi trả quá số tiền đã dự tính. Khi giao dịch bất động sản, chắc chắn sẽ có những chi phí phát sinh liên quan. Vì vậy, đôi khi mức giá được niêm yết trên các trang mua bán nhà đất có thể không phải là số tiền cuối cùng mà người mua phải trả để sỡ hữu một căn nhà.
Điều quan trọng giúp bạn giải quyết vấn đề này là cần trao đổi với các nhà môi giới về các khoản phí khi giao dịch. Sau khi nghe những lời khuyên từ họ, bạn có thể quyết định nên tiếp tục hay không.
2. Tài sản không được như kỳ vọng
Trong trường hợp bạn không có nguồn tài chính dồi dào, những giao dịch đầu tiên thường sẽ bị giới hạn bởi ngân sách cụ thể. Do đó, lựa chọn dành cho bạn cũng ít đi. Nhiều người mong đợi ngôi nhà đầu tiên mà họ mua được sẽ ở mức cao với kỳ vọng, nhưng thực tế điều này hiếm khi xảy ra.
Để khắc phục điều này, người mua nên thực hiện kỹ lưỡng quá trình tìm kiếm cũng như nghe lời khuyên từ người thân, bạn bè. Ngoài ra, người mua cũng nên đánh giá lại nguồn tài chính của bản thân để giảm bớt mức kỳ vọng.
3. Bỏ lỡ cơ hội
Nguồn cung của thị trường nhà ở toàn cầu hiện đang ở mức thấp. Điều này dẫn đến tỷ lệ cạnh tranh tương đối cao ở thời điểm hiện tại. Trong trường hợp xấu nhất, điều này có thể dẫn đến sức ì với người mua. Họ sợ rằng bản thân sẽ không bao giờ tìm thấy tài sản phù hợp và cứ tiếp tục lo sợ như vậy trong thời gian dài.
Thực tế, người mua hoàn toàn không nên lo sợ vì việc này sẽ khiến họ bỏ lỡ những cơ hội rõ ràng trên thị trường. Một khi tham gia vào thị trường bất động sản, bạn cần phải là người có đủ sự tự tin, thậm chí đôi khi phải quyết đoán để đưa ra quyết định. Các hoạt động giao dịch diễn ra liên tục, vì vậy cơ hội không hẳn sẽ biến mất. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là cơ hội chắc chắn sẽ đến lần thứ hai với bạn.
4. Tìm hiểu các vấn đề của ngôi nhà
Khi mua nhà, người mua thường có hai lối suy nghĩ: Thứ nhất, những người lo lắng về việc sẽ phải sửa chữa và cải tạo nhà ở. Thứ hai, ngược lại, những người háo hức với công việc này.
Đối với nhóm người đầu tiên, tất nhiên họ sẽ tỏ ra e ngại về những khoản chi phí, tiền bạc và công sức bỏ ra. Vì vậy, khi mua nhà, nếu bạn cũng lo lắng về điều này thì nên có những trao đổi cụ thể với chủ nhà để xem tình trạng hiện tại của căn nhà ra sao. Sau đó, hãy liên hệ với các đơn vị sửa chữa để thảo luận thêm.
5. Thủ tục pháp lý
Cuối cùng, và cũng là điều quan trọng bậc nhất, đó chính là thủ tục pháp lý. Mỗi một khu vực sẽ có các bộ luật nhà đất khác nhau. Vì vậy, quá trình mua bán đôi khi sẽ tốn thời gian và tương đối phức tạp. Điều này khiến không ít người tỏ ra lo ngại mỗi khi nghĩ đến chuyện phải đến các cơ quan chức năng để làm việc. Ngoài ra, trong quá trình giao dịch, có rất nhiều giấy tờ quan trọng mà bạn phải chuẩn bị. Chỉ cần sai lệch một chút, mọi việc có thể sẽ đi theo hướng khác.
Về vấn đề này, sự đồng cảm và thấu hiểu là chìa khóa để giải quyết. Cả người mua và người bán nên tạo ra mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau để các thủ tục có thể diễn ra một cách nhanh gọn và đơn giản hơn. Đừng ngần ngại nếu các bên liên quan cần sự giúp đỡ từ bạn.
Theo CafeLand
0 Comment
more_vert